Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp
Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp được Đại học Đà Nẵng xây dựng theo Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3.1. MÔ-ĐUN A: KIẾN THỨC CHUNG VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 3.2. MÔ-ĐUN B: KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 3.3. MÔ-ĐUN C: BÀI THỰC HÀNH CUỐI KHÓA HỌC |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. MỤC TIÊU | TOP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Mục tiêu chung Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp nhằm trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng và thái độ về đảm bảo chất lượng (ĐBCL) và kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục để họ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), tham gia các đoàn đánh giá ngoài, thực hiện các hoạt động ĐBCL, góp phần xây dựng văn hóa kiểm định chất lượng. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, học viên được cấp chứng chỉ đã hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng GDĐH và TCCN. 2. Mục tiêu cụ thể a) Về kiến thức Sau khi kết thúc khóa đào tạo, học viên có thể: - Vận dụng những kiến thức cơ bản về ĐBCL và KĐCL giáo dục, mô hình tổ chức ĐBCL và KĐCL giáo dục khu vực và quốc tế vào thực tiễn công tác ĐBCL giáo dục của Nhà trường; tham gia, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong các đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục (CSGD) và chương trình đào tạo (CTĐT); - Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và quy trình đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN của Việt Nam vào công tác ĐBCL và KĐCL giáo dục; - Phân tích, vận dụng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động ĐBCL và KĐCL GDĐH và TCCN. b) Về kỹ năng Sau khi kết thúc khóa đào tạo, học viên có thể: - Mô tả quy trình đánh giá chất lượng CSGD và CTĐT; - Vận dụng thành thạo các phương pháp khảo sát, phân tích và viết báo cáo tự đánh giá và đánh giá ngoài CSGD và CTĐT; - Phân tích, tổng hợp, đánh giá báo cáo tự đánh giá của CSGD hoặc CTĐT và các hồ sơ liên quan; - Thực hiện hoạt động phỏng vấn, quan sát, thu thập và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá ngoài; - Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đánh giá ngoài CSGD và CTĐT; - Có kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm; tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động đánh giá ngoài CSGD và CTĐT; - Có khả năng làm việc độc lập, tư duy phản biện. - Có khả năng phản biện, đánh giá công bằng, chính xác chất lượng CSGD và CTĐT. - Có khả năng tham gia xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong của CSGD đại học và TCCN. c) Về thái độ Sau khi tham gia khóa đào tạo, học viên thể hiện: - Tinh thần tích cực tự học, tự nghiên cứu nhằm phát triển đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tác phong nghề nghiệp của kiểm định viên kiểm định chất lượng GDĐH và TCCN; - Thái độ làm việc nghiêm túc, công bằng và chuyên nghiệp; - Tích cực góp phần xây dựng văn hóa kiểm định chất lượng. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO | TOP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đối tượng tham gia học tại các khóa đào tạo kiểm định viên KĐCL GDĐH và TCCN là: Những người có nguyện vọng trở thành kiểm định viên KĐCL giáo dục hoặc có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về công tác ĐBCL và KĐCL giáo dục; đồng thời, đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 6 và khoản 7 Điều 4 Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định viên KĐCL giáo dục. Cụ thể như sau: 1. Có bằng thạc sĩ trở lên; 2. Là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý GDĐH và TCCN từ 10 năm trở lên; 3. Có chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên; 4. Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH | TOP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Đơn vị đo khối lượng kiến thức Chương trình đào tạo áp dụng theo tín chỉ. Đơn vị được sử dụng để đo khối lượng học tập là tiết và tín chỉ. Mỗi tiết được quy định bằng 50 phút học lý thuyết hoặc tương đương. Mỗi tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; hoặc 30 - 45 tiết thực hành, thảo luận; hoặc 45 - 60 giờ tự nghiên cứu, làm bài tập. 2. Khối lượng kiến thức Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu gồm 6 tín chỉ, trong đó: - Kiến thức chung về ĐBCL và KĐCL giáo dục: 2 tín chỉ; - Kiểm định chất lượng GDĐH và TCCN: 3 tín chỉ; - Bài thực hành cuối khóa:1 tín chỉ. 3. Nội dung khối lượng kiến thức
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IV. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC MÔ-ĐUN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
MÔ-ĐUN A: KIẾN THỨC CHUNG VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC | TOP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chủ đề 1. Tổng quan về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục Chủ đề này cung cấp cho học viên những kiến thức khoa học về công tác quản lý chất lượng, hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục thế giới, những vấn đề cơ bản của hoạt động ĐBCL và KĐCLGD. Chủ đề cũng trang bị cho học viên những kỹ năng cần thiết để xử lý các kiến thức tổng quan nhất về lĩnh vực ĐBCL và KĐCLGD. Nội dung chi tiết của chủ đề Phần 1. Các khái niệm về chất lượng giáo dục và các mô hình quản lý chất lượng 1. Bối cảnh về GDĐH và TCCN 1.1. Sự phát triển của GDĐH và TCCN 1.2. Xu hướng trong GDĐH và TCCN 2. Các quan niệm về chất lượng giáo dục 2.1. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào” 2.2. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra” 2.3. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng” 2.4. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật” 2.5. Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức riêng” 2.6. Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán” 2.7. Định nghĩa của Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế 3. Yêu cầu về quản lý chất lượng giáo dục 4. Các mô hình quản lý chất lượng 4.1. Kiểm soát chất lượng 4.2. Đảm bảo chất lượng 4.3. Quản lý chất lượng tổng thể 5. Đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) và đảm bảo chất lượng bên ngoài (EQA) 5.1. Đảm bảo chất lượng: Giá trị bên trong và tác động bên ngoài 5.2. Mối liên hệ của hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong và đảm bảo chất lượng bên ngoài 5.3. Các dạng thức đảm bảo chất lượng bên ngoài (1) Đánh giá chất lượng (2) Kiểm định chất lượng (Quality Accreditation) 6. Vai trò của các bên liên quan trong việc triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục 6.1. Các bên liên quan trong nội bộ trường đại học 6.2. Các bên liên quan bên ngoài Phần 2. Hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới 1. Các mạng lưới tổ chức ĐBCL và KĐCL giáo dục quốc tế, khu vực 1.1. Mạng lưới quốc tế các tổ chức ĐBCL giáo dục đại học (International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education – INQAAHE) 1.2. Mạng lưới chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Quality Network -APQN) 1.3. Mạng lưới các trường đại học ASEAN (ASEAN University Network - AUN) 1.4. Mạng lưới các tổ chức ĐBCL của các nước ASEAN (AQAN) 1.5. Các tổ chức ĐBCL giáo dục khác. 2. Hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của một số nước, khu vực trên thế giới 2.1. Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của Hoa Kỳ và Bắc Mỹ (1) Sơ lược về quá trình phát triển các hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục tại Hoa Kỳ (2) Hệ thống các tổ chức KĐCL trường và chương trình đào tạo của Hoa Kỳ (3) KĐCL chương trình đào tạo của tổ chức ABET, AACSB, TEAC,… 2.2. ĐBCL và KĐCL giáo dục của Châu Âu (1) Quá trình phát triển các hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục tại Châu Âu (2) Hiệp định Bologna và những tác động đến hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục Châu Âu (3) Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của Châu Âu 2.3. ĐBCL và KĐCL giáo dục của các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (1) Các hoạt động ĐBCL và KĐCL cấp trường, cấp chương trình đào tạo ở Ôxtrâylia (2) Các hoạt động ĐBCL và KĐCL cấp trường, cấp chương trình đào tạo ở Nhật Bản (4) Các hoạt động ĐBCL và KĐCL cấp trường, cấp chương trình đào tạo ở Ấn Độ (5) Các hoạt động ĐBCL và KĐCL cấp trường, cấp chương trình đào tạo ở các nước Đông Nam Á Phần 3. Mô hình đảm bảo chất lượng và các thành tố của hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục 1. Các mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục 1.1. Mô hình của AUN đảm bảo chất lượng cấp đơn vị (cơ sở đào tạo) 1.2. Mô hình AUN-QA cho hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) 1.3. Mô hình AUN-QA đảm bảo chất lượng cấp chương trình 1.4. Quá trình phát triển và kết quả hoạt động của AUN - QA 2. Vai trò của người sử dụng lao động và các bên liên quan trong ĐBCL giáo dục 3. Các chuẩn mực ĐBCL giáo dục 4. Các khái niệm về tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số/chỉ báo và mốc đối sánh 4.1. Tiêu chuẩn 4.2. Tiêu chí 4.3. Chỉ số 4.4. Mốc đối sánh và benchmarking 5. Đo lường chất lượng 6. Các thực tiễn ĐBCL 7. Các quy trình ĐBCL và các thành tố của hệ thống ĐBCL giáo dục 7.1. Các quy trình ĐBCL giáo dục 7.2. Các thành tố của hệ thống ĐBCL giáo dục Phần 4. Đảm bảo chất lượng bên trong và hoạt động tự đánh giá 1. Mục đích của ĐBCL bên trong và việc tự đánh giá 2. Mô hình hoạt động đảm bảo chất lượng trong giáo dục 2.1. Mô hình đảm bảo chất lượng trong giáo dục theo APQN 2.2. Mô hình hoạt động đảm bảo chất lượng trong giáo dục theo APQN 3. Quá trình chất lượng trong giáo dục 4. Đảm bảo chất lượng bên trong và quá trình tự đánh giá 4.1. Quy trình ĐBCL bên trong và tự đánh giá 4.2. Đảm bảo chất lượng bên trong 4.3. Tự đánh giá (1) Giới thiệu chung về tự đánh giá (2) Quy trình tự đánh giá 4.4. Tự đánh giá - biện pháp tự hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục 4.5. Chuẩn bị báo cáo tự đánh giá 4.6. Tác động của tự đánh giá đến các hoạt động cải tiến chất lượng của nhà trường 5. Tính nhất quán của ĐBCL giáo dục. Phần 5. Đảm bảo chất lượng bên ngoài và đánh giá đồng cấp 1. Tầm quan trọng của ĐBCL bên ngoài và đánh giá đồng cấp 2. Quản lý các kiểm định viên/đánh giá viên 3. Việc đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên 4. Vai trò, trách nhiệm và kỹ năng của kiểm định viên 5. Tiêu chí tuyển chọn kiểm định viên; 6. Mục đích của việc khảo sát thực địa; 7. Lập kế hoạch khảo sát 8. Khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức 9. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, quan sát 10. Những điểm cần lưu ý trong quá trình khảo sát và khi kết thúc khảo sát 11. Viết báo cáo đánh giá ngoài 12. Những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo đánh giá ngoài. Chủ đề 2. Hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam Chủ đề này cung cấp cho học viên những kiến thức cập nhật về các hoạt động ĐBCL và KĐCLGD ở Việt Nam, hiểu biết về hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động ĐBCL và KĐCLGD, đồng thời trang bị cho học viên những kỹ năng cần thiết để xử lý các kiến thức liên quan. Nội dung chi tiết của chủ đề Phần 1. Chủ trương, chính sách, hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam và định hướng phát triển 1. Quá trình phát triển của hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam 1.1. Hệ thống các đơn vị chuyên trách về đảm bảo và KĐCLGD 1.2. Nguồn nhân lực tham gia hoạt động đảm bảo và KĐCLGD 1.3. Vấn đề tài chính trong công tác đảm bảo chất lượng 1.4. Thực trạng triển khai hoạt động đảm bảo và KĐCLGD 1.5. Việc triển khai hoạt động TĐG chất lượng cơ sở giáo dục đại học và TCCN 1.6. Việc đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo 1.7. Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong các trường đại học 2. Kinh nghiệm hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam 3. Báo cáo kinh nghiệm đánh giá ngoài 4. Định hướng phát triển ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam. Phần 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về ĐBCL và KĐCL giáo dục 1. Các yêu cầu về hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục từ Luật giáo dục (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục (2009), Luật giáo dục đại học (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (2012). 2. Các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ĐBCL và KĐCL GDĐH và TCCN của Việt Nam. Phần 3. Kết quả xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam 1. Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam. 2. Kết quả xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam 2.1. Những kết quả chính đã đạt được 2.2. Những tồn tại 2.3. Những thời cơ 2.4. Những thách thức 2.5. Đánh giá chung về công tác xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
MÔ-ĐUN B: KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP | TOP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chủ đề 3. Quy trình, chu kỳ, tiêu chuẩn đánh giá và hướng dẫn thực hiện Chủ đề cung cấp cho học viên những kiến thức khoa học về: quy trình, chu kỳ KĐCL GDĐH và TCCN; các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN; hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN; hướng dẫn tự đánh giá; hướng dẫn đánh giá ngoài. Chủ đề cũng trang bị cho học viên những kỹ năng, năng lực cần thiết để vận dụng những kiến thức được học vào quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục; dự thảo và hoàn thiện báo cáo tiêu chí và báo cáo tự đánh giá; có khả năng tư vấn về tự đánh giá cho các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo; kỹ năng về đánh giá ngoài vào quá trình tham gia hoạt động KĐCLGD. Nội dung chi tiết của chủ đề Phần 1: Quy trình, chu kỳ KĐCL GDĐH và TCCN (1 tiết lý thuyết; 1 tiết thảo luận, thực hành; 2 tự nghiên cứu, làm bài tập) 1. Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng trường ĐH, CĐ, TCCN 1.1. Giới thiệu Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.2. Quy trình và chu kỳ KĐCLGD tổng quát 1.3. Các bước thực hiện KĐCL cơ sở giáo dục 1.4. Quy trình đánh giá ngoài 1.5. Quy trình thẩm định và công nhận kết quả đánh giá chất lượng giáo dục 2. Những lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện quy trình KĐCL GDĐH và TCCN Phần 2: Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN (1 tiết lý thuyết; 1 tiết thảo luận, thực hành; 2 tự nghiên cứu, làm bài tập) 1. Những vấn đề chung về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN 1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan 1.2. Các văn bản hướng dẫn liên quan 1.3. Căn cứ xây dựng bộ tiêu chuẩn 1.4. Những tham khảo trong khi xây dựng bộ tiêu chuẩn 1.5. Tiêu chuẩn và tiêu chí 1.6. Nguyên tắc xây dựng tiêu chí 1.7. Một số vấn đề cần thống nhất khi sử dụng bộ tiêu chuẩn 2. Giới thiệu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở GDĐH và TCCN 3. Những lưu ý khi sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở GDĐH và TCCN Phần 3: Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN (1 tiết lý thuyết; 1 tiết thảo luận, thực hành; 3 tự nghiên cứu, làm bài tập) 1. Phân tích, xác định các yêu cầu/nội hàm của tiêu chí 2. Những câu hỏi đặt ra cho tiêu chí 3. Những thông tin, minh chứng liên quan đến yêu cầu/nội hàm của tiêu chí cần thu thập 4. Hướng dẫn nơi thu thập thông tin, minh chứng 5. Phương pháp, phương tiện thu thập thông tin, minh chứng 6. Phân tích, xử lý các thông tin, minh chứng 7. Ví dụ Phần 4: Hướng dẫn tự đánh giá (1 tiết lý thuyết; 1 tiết thảo luận, thực hành; 2 tự nghiên cứu, làm bài tập) 1. Các văn bản pháp luật hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo 2. Khái niệm tự đánh giá 3. Quy trình tự đánh giá 4. Cấu trúc báo cáo tự đánh giá 5. Những bài học kinh nghiệm, những vấn đề cần lưu ý trong quá trình triển khai tự đánh giá. 6. Hướng dẫn viết báo cáo tự đánh giá. Phần 5: Hướng dẫn đánh giá ngoài (1 tiết lý thuyết; 1 tiết thảo luận, thực hành; 2 tự nghiên cứu, làm bài tập) 1. Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn đánh giá ngoài 2. Khái niệm đánh giá ngoài 3. Quy trình đánh giá ngoài 4. Cấu trúc báo cáo đánh giá ngoài 5. Vai trò của mỗi thành viên trong đoàn đánh giá ngoài 6. Các quy định và yêu cầu về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp đối với kiểm định viên KĐCL giáo dục. Chủ đề 4. Các phương pháp khảo sát, phân tích, đánh giá và viết báo cáo đánh giá ngoài Chủ đề trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng tổng hợp, năng lực cần thiết để tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá và viết báo cáo đánh giá ngoài; phân tích báo cáo tự đánh giá; lập kế hoạch đánh giá ngoài; đóng vai đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát CSGD/ CTĐT viết báo cáo đánh giá ngoài. Nội dung chi tiết của chủ đề Phần 1: Các kỹ năng cần có để tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá và viết báo cáo đánh giá ngoài (3 tiết lý thuyết; 6 tiết thảo luận, thực hành; 3 tự nghiên cứu, làm bài tập) 1. Các kỹ năng phân tích, nhận xét báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục 1.1. Kỹ năng phỏng vấn 1.2. Kỹ năng quan sát 1.3. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin định lượng và định tính 1.4. Kỹ năng kiểm tra chéo thông tin 2. Các kỹ năng của thành viên đoàn đánh giá ngoài 2.1. Kỹ năng làm việc nhóm và ra quyết định 2.2. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 2.3. Kỹ năng lãnh đạo đoàn đánh giá ngoài 2.4. Kỹ năng lập kế hoạch và điều phối các hoạt động đánh giá ngoài 2.5. Kỹ năng viết báo cáo đánh giá ngoài 3. Học viên thực hiện bài tập theo nhóm về lập danh mục quan sát và phỏng vấn. Phần 2: Đánh giá báo cáo tự đánh giá (2 tiết lý thuyết; 12 tiết thảo luận, thực hành; 6 tự nghiên cứu, làm bài tập) 1. Hướng dẫn đánh giá báo cáo tự đánh giá 2. Hướng dẫn đánh giá các tiêu chí đánh giá 3. Hướng dẫn viết báo cáo đánh giá báo cáo tự đánh giá 4. Học viên đánh giá 02 tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục đại học Phần 3: Lập kế hoạch đánh giá ngoài (1 tiết lý thuyết; 6 tiết thảo luận, thực hành; 6 tiết tự nghiên cứu, làm bài tập) 1. Hướng dẫn lập và triển khai kế hoạch khảo sát sơ bộ, khảo sát chính thức của hoạt động đánh giá ngoài 2. Thực hành theo nhóm về lập và triển khai kế hoạch khảo sát sơ bộ 3. Thực hành theo nhóm về lập và triển khai kế hoạch khảo sát chính thức 4. Học viên thực hiện bài tập theo nhóm về lập và triển khai kế hoạch đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học Phần 4: Đóng vai đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát cơ sở giáo dục/ chương trình đào tạo, viết báo cáo đánh giá ngoài (2 tiết lý thuyết; 12 tiết thảo luận, thực hành; 3 tự nghiên cứu, làm bài tập) 1. Hướng dẫn nhận xét báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo 2. Hướng dẫn thống nhất nhận định giữa các thành viên đoàn đánh giá ngoài và viết báo cáo đánh giá ngoài 3. Thực hành theo nhóm nhận xét, đánh giá, thống nhất nhận định thực trạng của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo căn cứ vào báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục và kết quả khảo sát chính thức 4. Thực hành theo nhóm về việc viết báo cáo đánh giá ngoài (báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo tổng thể) Chủ đề 5. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA Chủ đề trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng tổng hợp, năng lực cần thiết để tiến hành xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA: hiểu rõ bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA; hướng dẫn sử dụng các tiêu chí của tiêu chuẩn AUN-QA và hướng dẫn đánh giá chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA. Nội dung chi tiết của chủ đề 1 Hướng dẫn sử dụng các tiêu chí của tiêu chuẩn AUN-QA 1.1 Nhóm các tiêu chuẩn AUN-QA 1.2 Các mức đánh giá tiêu chuẩn/tiêu chí 1.3 Nội dung các tiêu chuẩn/tiêu chí 2 Hướng dẫn đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA (phương pháp PDCA tự đánh giá CTĐT) 2.1. Quy trình đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA 2.2. Giới thiệu phương pháp PDCA (lập kế hoạch-thực hiện-kiểm tra-điều chỉnh) tự đánh giá chương trình đào tạo a. Lập kế hoạch b. Thực hiện c. Kiểm tra d. Cải tiến 2.3. Đánh giá CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
MÔ-ĐUN C: BÀI THỰC HÀNH CUỐI KHÓA HỌC | TOP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Mục tiêu Học viên củng cố các kiến thức và kỹ năng được học thông qua việc vận dụng những kiến thức và kỹ năng cần thiết về ĐBCL và KĐCL GDĐH và TCCN vào việc viết một báo cáo hoặc một phần báo cáo đánh giá ngoài một cơ sở giáo dục. 2. Nội dung Viết báo cáo đánh giá ngoài một cơ sở giáo dục theo một số tiêu chuẩn, tiêu chí được phân công. |